Với những mặt hàng giá trị cao, DDP là lựa chọn phổ biến nhất. Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng; bên bán có thể làm việc này và ký hợp đồng theo điều kiện DDP.
DDP là gì?
DDP là viết tắt của Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế. Đây là một thỏa thuận giao hàng, theo đó người bán chịu mọi trách nhiệm vận chuyển hàng hóa cho đến khi hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận. Bao gồm việc thanh toán chi phí vận chuyển, thuế xuất khẩu và nhập khẩu, bảo hiểm và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh trong quá trình vận chuyển đến địa điểm đã thỏa thuận tại quốc gia của người mua.
Trách nhiệm của bên bán khi sử dụng DDP
DDP có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại điểm đến được chỉ định.
Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa để đưa hàng tới điểm đến được chỉ định.
Mọi chi phí phát sinh trước điểm giao hàng do người bán chịu (bao gồm chi phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu). Mọi chi phí sau điểm giao hàng do người mua chịu.
Người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng đến địa điểm chỉ định.
Người bán không bị bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng người bán nên mua bảo hiểm cho lô hàng.
Bên bán thuê phương tiện vận tải:
Người bán trả cước vận tải chặng chính Ocean freight hoặc Air Freight
Người bán trả THC (Terminal Handling Charge) đầu đi
Nếu thỏa thuận DDP (cảng biển đến/sân bay đến) thì người mua phải trả THC đầu đến; nếu thỏa thuận DDP (kho người mua) thì người bán sẽ trả THC đầu đến.
Tuy nhiên, trong thực tế, DDP thường được sử dụng giao hàng tại kho người mua. Nếu hai bên muốn người bán giao đến cảng đến, sân bay đến thì họ chuộng sử dụng DPU hơn.
Lưu ý khi sử dụng điều kiện DDP Delivered Duty Paid
Hai bên có thể lựa chọn thỏa thuận DDP (cảng biển đến/sân bay đến/kho người mua). Tuy nhiên trong thực tế, DDP (giao tại kho người mua) là được sử dụng phổ biến nhất; khi đó người mua muốn người bán làm tất cả mọi việc, kể cả làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chở hàng đến tận kho của người mua. Người mua chỉ việc đợi hàng đến kho của mình, tự mình dỡ hàng xuống là xong.
DDP được sử dụng với mọi phương thức vận tải. Nhiều công ty chỉ sử dụng DDP khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hoặc đường biển. Do các quy tắc phức tạp liên quan đến vận chuyển quốc tế cũng như mỗi quốc gia có bộ quy tắc và luật riêng đối với hàng xuất khẩu hải quan; DDP là lựa chọn tốt nhất cho các mặt hàng có giá trị cao.
Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
Rủi ro chuyển từ bên bán sang bên mua:
Khi hàng còn nằm trên phương tiện vận tải/tàu/máy bay/xe đầu kéo tại nơi giao hàng. Việc dỡ hàng xuống khỏi phương tiện đó là do người mua chịu mọi rủi ro và chi phí.
Bên bán gần như chịu hoàn toàn trách nhiệm trong toàn bộ quá trình vận chuyển
Bên bán cũng đảm bảo hàng sẵn sàng để bốc xếp; hoàn thành các nghĩa vụ xuất nhập khẩu và nộp thuế (nếu có)
Trong incoterms 2020, Delivered Duty Paid (DDP) được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ ba. Hàng hóa có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán
Tổng kết lại
DDP được phát triển bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) nhằm tiêu chuẩn hóa vận chuyển trên toàn cầu. Do đó, DDP được sử dụng phổ biến nhất trong các giao dịch vận chuyển quốc tế. Lợi ích của DDP nghiêng về phía người mua vì họ chịu ít trách nhiệm và chi phí hơn trong quá trình vận chuyển. Nhưng DPP có thể là một gánh nặng lớn cho người bán. Vì nếu xử lý không đúng cách, nó có thể làm giảm lợi nhuận nhanh chóng.