top of page

Những điều nên và không nên khi gửi thực phẩm đi nước ngoài

Thực phẩm là một trong những loại hàng hóa được gửi đi nước ngoài nhiều nhất. Nếu bạn đang thắc mắc nên và không nên làm gì khi gửi thực phẩm đi nước ngoài, hãy cùng theo dõi bài viết sau.


Những điều cần biết trước khi gửi thực phẩm đi nước ngoài

Có một số điều phổ biến và các quy tắc cơ bản để gửi thực phẩm đi nước ngoài. Quy tắc phổ biến nhất là tránh gửi bất cứ thứ gì dễ hỏng. Thực phẩm dễ hỏng là thực phẩm có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, về cơ bản là bất cứ thứ gì không được đựng trong hộp, lọ hoặc không được làm khô. 

Thực phẩm phải ở trong bao bì gốc hoặc được niêm phong và đóng gói (tùy thuộc vào các hạn chế ở quốc gia bạn vận chuyển đến). Bưu kiện thực phẩm phải có danh sách tất cả các thành phần và thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày vận chuyển. 


Những loại thực phẩm nào có thể gửi ra nước ngoài?

Trước khi gửi bưu kiện thực phẩm ra nước ngoài, điều quan trọng là phải biết những loại thực phẩm được phép gửi đi. 

Một số loại thực phẩm phổ biến nhất khi chuyển phát quốc tế:

  • Thực phẩm mua ở cửa hàng

  • Thực phẩm hút chân không

  • Thực phẩm đóng gói trong hộp giấy sạch, hộp kim loại thực phẩm và hộp / túi nhựa

  • Gia vị, trà, cà phê,…

  • Thực phẩm đặc sản như khô cá, mắm,…


Nên làm gì khi gửi thực phẩm đi nước ngoài?

Phân loại thực phẩm 

Việc phân loại thực phẩm ra sẵn từ trước và đóng gói hàng hóa cẩn thận vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng hương vị.

Ba loại thực phẩm cần được phân chia trước khi gửi thực phẩm đi nước ngoài:

  • Các loại thực phẩm khô: gạo, bánh kẹo, trà, cà phê, tiêu…

  • Các loại thực phẩm làm từ trái cây: trái cây sấy khô, mứt dừa, mứt gừng, mứt sấy…

  • Các loại hải sản: tôm, cá khô, mực khô, thịt…


Đóng gói trước khi gửi thực phẩm đi Mỹ

Sau khi phân loại thực phẩm, bạn nên đóng gói theo đúng quy chuẩn quốc tế để các kiện hàng thực phẩm được gửi một cách thuận lợi, cụ thể:

  • Nhãn mác in trên bao bì cần rõ ràng, cụ thể, có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu sản phẩm.

  • Hàng thực phẩm cần phải được kiểm định và có giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản xuất rõ ràng.

  • Trên bao bì phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng

  • Đóng gói kỹ thực phẩm trong bao bì, túi nilon

  • Nên hút hết chân không để đảm bảo chất lượng của thực phẩm


Ước tính chi phí chi kiện hàng

Điều bạn nên làm tiếp theo đó là chuẩn bị chi phí cần chi trả cho kiện hàng thực phẩm. Để biết được chi phí chính xác cần phải trả, bạn nên liên hệ đến công ty hỗ trợ vận chuyển, mô tả về loại thực phẩm, trọng lượng và thể tích của kiện hàng. Đội ngũ nhân viên tư vấn của các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ giúp bạn ước tính chi phí cụ thể.


Chọn công ty vận chuyển đáng tin cậy 

Cho dù bạn đang gửi loại hàng hóa nào cũng đều dễ phát sinh rủi ro nếu không có dịch vụ theo dõi. Bạn nên lựa chọn sử dụng dịch vụ vận chuyển có tính năng theo dõi đơn hàng chính xác và cập nhật thường xuyên. Giá có thể cao hơn nhưng bạn sẽ luôn biết chính xác bưu kiện của mình đang ở đâu. Bạn cũng có thể biết khi nào bưu kiện sẽ đến nơi, dễ dàng liên hệ với nhà cung cấp hoặc công ty vận chuyển nếu có bất kỳ vấn đề gì.


Kiểm tra địa chỉ giao hàng hai lần

Một điều nên làm ít nhất hai lần khi gửi thực phẩm đi nước ngoài là kiểm tra địa chỉ nhận hàng. Địa chỉ giao hàng không chính xác là vấn đề thường gặp nhất khi chuyển phát nhanh quốc tế. Do đó, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ địa chỉ gửi và nhớ bao gồm địa chỉ trả hàng trong trường hợp có tình huống phát sinh không mong muốn.


Không nên làm gì khi gửi thực phẩm đi nước ngoài?

Gửi hàng hóa bị cấm

Nếu bạn đang cân nhắc gửi thực phẩm đi nước ngoài, bạn nên biết những gì bị cấm. Nguyên nhân là vì nếu không tìm hiểu kỹ những loại hàng hóa cấm nhập cảnh vào quốc gia đó, hàng gửi của bạn có nguy cơ bị tịch thu, phạt tiền thậm chí bị tiêu hủy nếu có dấu hiệu vi phạm điều khoản này.

Không nên gửi rượu hoặc bất kỳ chất lỏng dễ cháy nào. Rượu là một trong những loại hàng hóa không được vận chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia đều có những quy tắc riêng. Để đảm bảo, trước khi gửi, hãy truy cập trang web của quốc gia đó để xem thêm thông tin cũng như xem danh sách những hàng hóa bị cấm. 


Gửi thực phẩm không chịu được nhiệt độ

Bạn không nên gửi những loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ cao trong quá trình vận chuyển. Nếu bạn vẫn cân nhắc gửi những thực phẩm như thế này ra nước ngoài, hãy nhớ yêu cầu phương tiện vận chuyển hoặc môi trường được kiểm soát nhiệt độ. Nhưng nó sẽ có chi phí cao hơn thông thường. 

Bạn cũng nên tránh gửi thực phẩm có độ ẩm cao như bánh mì hoặc bánh quy mềm vì chúng dễ bị mốc. Sô cô la có thể tan chảy vì nhiệt độ dẫn đến thay đổi màu sắc và hình dạng trong quá trình vận chuyển.

Dưới đây là một số loại thực phẩm được chấp nhận để vận chuyển quốc tế : kẹo, bánh quy giòn, hạt và trái cây khô, thịt bò khô hoặc thức ăn gia cầm, cà phê, trà, cá ngừ và cá mòi đóng hộp, đồ uống và gia vị đựng trong chai lọ kín, hàng hóa đã được hút chân không,…


Gửi quá nhiều vào ngày lễ

Mọi người thích cho và nhận thực phẩm trong các dịp lễ, nhưng khi chuyển phát nhanh thực phẩm ra nước ngoài, bạn nên lưu ý các ngày lễ. Ví dụ, Tết là thời điểm mà hàng ngàn người gửi thực phẩm đi nước ngoài. Có thể xảy ra trường hợp đơn vị vận chuyển không thể nhận gói hàng của bạn hoặc đơn giản là không thể giao đến nơi đúng giờ vì họ đang quá tải với hàng đống đơn hàng. Để đảm bảo quá trình gửi hàng suôn sẻ và đúng hẹn, bạn nên đặt gói dịch vụ giao nhanh hoặc lên kế hoạch gửi hàng trước lễ.

bottom of page