top of page

CO là gì? Mục đích sử dụng CO

Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa (Certificate of origin – CO) là một chứng từ nằm trong Bộ chứng từ Xuất nhập khẩu hàng hóa. CO giúp hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều ưu đãi hơn (tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai nước). 

Vậy CO là gì? Mục đích sử dụng CO? Có mấy loại CO? Ai có thẩm quyền cấp CO?,… Hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.


CO là gì? 

Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là CO.

CO là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan. CO là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. 


Tác dụng của CO là gì?

Ưu đãi thuế quan:

Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi. Từ đó áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.


Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá:

Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.


Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: 

CO giúp biên soạn các số liệu thống kê thương mại một nước hoặc khu vực dễ dàng hơn. Từ đó, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.


Mục đích sử dụng CO là gì?

Đối với người nhập khẩu: 

CO giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể rất lớn. Do đó hải quan sẽ xem xét rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có CO.


Đối với người xuất khẩu: 

CO không giúp người xuất khẩu hưởng lợi về thuế. Với chủ hàng xuất khẩu, việc xin CO chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vai trò của CO cũng không quá quan trọng. Chỉ một số ít chính phủ các nước đòi hỏi CO cho hàng xuất khẩu. Lúc này CO mang ý nghĩa của việc thống kê số lượng hàng hoá xuất khẩu. 


Đối với Nhà nước: 

CO hỗ trợ chính phủ trong việc thực thi chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch, tránh gian lận thuế quan,… hoặc phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

Ngoài ra còn có một loại C/O được làm bởi người xuất khẩu, chỉ nhằm mục đích làm đầy đủ các giấy tờ liên quan đến lô hàng mà không phải do yêu cầu của hải quan hay chính phủ nước nhập khẩu.


Các loại CO

Hiện nay, có các loại CO sau:


CO form A

hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

CO form AJ

hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại. Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).

CO form AK

hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại. Các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2).

CO form B

hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.

CO form D

hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

CO form E

hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại. Cũng như các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

CO form GSTP

hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSPT.

CO form ICO

cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).

CO form Mexico

cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.

CO form Peru

cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

CO form S

hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.

CO form Textile

cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.

CO form Venezuela

cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.

Những ai có thể cấp phát CO

CO do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống. Vì thế không được hưởng các chế độ ưu đãi từ các nước nhập khẩu hàng hóa đó.

Ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát CO đó là:

  • Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các CO nào do sự thỏa thuận của các chính phủ mà thành.

  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát CO.

Vậy là sau bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về CO rồi đúng không! Liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn những thắc mắc liên quan đến gửi hàng đi nước ngoài nhé.

bottom of page