top of page

IATA là gì? Vai trò của IATA trong ngành vận tải hàng không

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) là hiệp hội thương mại của ngành hàng không quốc tế trên thế giới. Từ 57 thành viên sáng lập vào năm 1945, IATA hiện đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không tại 120 quốc gia. 

Hãy cùng Gateway Express tìm hiểu xem IATA là gì cũng như ý nghĩa của hiệp hội này nhé!


IATA là gì?

IATA là viết tắt của International Air Transport Association (Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế). Được thành lập từ ngày 19/4/1945 tại Havana, Cuba và là tổ chức kế nghiệm của International Air Traffic Association (Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế). Đây là phương tiện chính cho sự hợp tác giữa các hãng hàng không. Góp phần thúc đẩy các dịch vụ hàng không an toàn, đáng tin cậy, bảo mật và tiết kiệm.

Khi thành lập, IATA có 57 thành viên đến từ 31 quốc gia, chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay số lượng thành viên của hiệp hội là 290 ở khắp nơi trên thế giới. IATA có hơn 50 văn phòng trên thế giới nhằm hỗ trợ các thành viên ở khoảng 120 quốc gia. IATA là thành viên của ATAG hay còn được gọi là Nhóm hành động vận tải hàng không.

Mục đích chính của IATA là trợ giúp các công ty hàng không đạt được sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả. Để phục vụ cho việc tính toán giá cước vận tải, IATA chia thế giới ra 3 khu vực:

Nam, Trung và Bắc Mỹ.

Châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương.

IATA ấn định mã sân bay IATA gồm 3 chữ cái và mã chỉ định hãng hàng không IATA (IATA airline designator) gồm 2 chữ cái được dùng phổ biến khắp thế giới. ICAO cũng ấn định mã sân bay và hãng hàng không. Đối với các hệ thống đường ray và đường bay IATA cũng ấn định mã nhà ga xe lửa IATA. Đối với các mã cho các chuyến trễ, IATA ấn định mã chậm trễ IATA.


Ý nghĩa của IATA là gì?

– Thúc đẩy sự phát triển của vận chuyển hàng không một cách an toàn và thường xuyên vì lợi ích của toàn thể nhân dân trên thế giới.

– Khuyến khích sự phát triển thương mại hàng không.

– Phối hợp hành động trong dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường hàng không giữa các đơn vị hàng không có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Nghiên cứu hợp tác với ICAO cùng các tổ chức khác để cùng nhau thống nhất các quy định quốc tế về luật lệ của hàng không, các tập quán hàng không.

– IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải đường hàng không. Trong đó quan trọng nhất chính là việc điều chỉnh cơ cấu của giá vé và giá cước của tất cả hội viên.


Trách nhiệm của IATA là gì?

– Trên hết, IATA đại diện, phục vụ và lãnh đạo ngành hàng không.

– Cải thiện những hiểu biết của những người đưa ra quyết định về công nghiệp vận tải hàng không.

– Gia tăng nhận thức về những lợi ích mà ngành hàng không đã mang lại cho công nghiệp toàn cầu cũng như mỗi quốc gia.

– Thách thức những nguyên tắc và nhiệm vụ không phù hợp của ngành hàng không. Yêu cầu các chính phủ phải điều chỉnh lại các nguyên tắc cho phù hợp.

– Giúp đỡ các đơn vị hàng không phát triển bằng cách đơn giản hóa các tiến trình, từ đó làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Nhờ vậy, những hoạt động trong ngành hàng không sẽ hiệu quả hơn.

– Là tổ chức phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không: các đơn vị hàng không dưới sự giúp đỡ của IATA được khởi động an toàn, đảm bảo mang đến những lợi nhuận dưới những nguyên tắc đã được định nghĩa một cách rõ ràng.

– Hỗ trợ bằng cách cung cấp người giữ tiền và đặt cọc tiền của các ngành công nghiệp với lượng lớn các sản phẩm cùng dịch vụ chuyên môn.

– IATA hướng tới việc cung cấp một dịch vụ tốt và hiệu quả cho cả hành khách và các công ty hàng không. Đặc biệt về tốc độ cao, an toàn, năng suất. IATA cũng kiểm tra các chính sách giá vé và phí dịch vụ cùng với hoa hồng của công ty. 

Bên cạnh đó, IATA hoạt động thông qua chương trình thành viên. Các vấn đề khác nhau của các quốc gia sẽ được giải quyết trong các cuộc hội thảo và cuộc họp được tổ chức vào các thời kỳ cụ thể.


Vai trò trong ngành hàng không của IATA là gì?

IATA xác định các tiêu chuẩn vận chuyển hàng không.

Tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty hàng không.

Chỉ định các thủ tục vận chuyển hàng hóa.

Xác định các tiêu chuẩn cho thiết kế thiết bị đầu cuối và quản lý nó

Đóng một vai trò trong quá trình tiêu chuẩn hóa thiết bị được sử dụng.

Đơn giản hóa hoạt động kinh doanh và giúp xây dựng các mối quan hệ trong ngành

Ngoài ra, IATA cũng quan tâm sâu sắc đến việc làm cho ngành hàng không trở nên bền vững hơn và đang thực hiện một số sáng kiến ​​về tính bền vững của hàng hóa nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế.


Trở thành thành viên IATA có nghĩa là gì?

IATA có tầm ảnh hưởng rất lớn trong ngành hàng không. Hầu hết các công ty uy tín và chuyên nghiệp, đặc biệt là các công ty vận tải hàng hóa đều là thành viên IATA. Đây là một huy hiệu vinh dự thể hiện rằng họ quan tâm đến việc cung cấp các tiêu chuẩn và dịch vụ chất lượng hàng đầu. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty chuyển phát nhanh hàng hóa bằng đường hàng không thì lời khuyên của Gateway là hãy chọn những hãng thành viên của IATA. Vì đó chính là sự lựa chọn đảm bảo và an toàn.


Quy định của IATA về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không là một hình thức vận tải khó khăn. Do đó nó cần phải tuân thủ theo các quy định của IATA. Nếu muốn vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải được IATA cấp chứng chỉ DG.


Những loại hàng thuộc danh mục hàng nguy hiểm


Chất ăn mòn

Một số mặt hàng khác như: đá khô, động cơ, amiang,…

Chất độc

Nước oxy già hữu cơ

Chất rắn/lỏng dễ cháy

Pin rời

Chất truyền nhiễm, chất nổ

Vật liệu bị oxy hóa

Khí gas

Vật liệu có từ tính

Khí oxy

Vật liệu phóng xạ

Các quy định trong việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không. Hàng hoá nguy hiểm phải được đóng gói theo đúng quy cách và số lượng, bao gói tuân thủ theo quy định của IATA DGR. 

Trong toàn bộ quá trình vận chuyển, sự thay đổi về độ cao, nhiệt độ và áp suất có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng. Đặc biệt là các chất lỏng hoặc chất khí. Chính vì vậy, hàng hoá nguy hiểm là chất lỏng không được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa.

Các hãng bay có quyền yêu cầu người gửi xuất trình giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra đóng gói đúng yêu cầu trước khi chấp nhận vận chuyển hàng.

Bất kỳ kiện hàng nào có cấu trúc không chắc chắn hoặc có dấu hiệu rò rỉ sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại. Bao gói được đóng lại phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với quy định của IATA.


Lời kết

Hi vọng rằng những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu rõ được về hiệp hội hàng không quốc tế IATA cũng như nắm rõ các quy định trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Bạn đang muốn gửi hàng bằng đường hàng không mà vẫn chưa tìm được công ty vận chuyển ưng ý? Hãy liên hệ ngay với Gateway Express. Đơn vị chuyển phát nhanh uy tín, chất lượng với những lựa chọn tối ưu chi phí dành cho bạn.

bottom of page